Dàn ý chi tiết thuyết minh về nón lá

2014-03-17 22:20

  MB:

        Việt Nam là một vùng nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Vì vậy chiếu nón đội đầu là vật không thể thiếu được để che nắng che mưa.


           TB:

         -Nón Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng  Đào Thịnh  vào 2.500-3.000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.
         -Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan. Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên).
            - Theo lời các cụ, trước kia người ta phân thành 3 loại nón cổ có tên gọi nón mười (hay nón ba tầm), nón nhỡ và nón đầu. Nhìn chung nón cổ vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Nón ba tầm có vành rộng nhất.

         - Phụ nữ thời xưa thường đội nón này đi chơi hội hay lên chùa. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quanh cũng thấp nhất. Trước kia người ta còn phân loại nón theo đẳng cấp của người chủ sở hữu nón. Các loại nón dành cho ông già, có loại cho nhà giàu và hàng nhà quan, nón cho trẻ em, nón cho lính tráng, nón nhà sư...


         - Ở Việt Nam, cả hai miền Bắc, Trung, Nam đều có những vùng làm nón nổi tiếng và mỗi loại nón ở từng địa phương đều mang sắc thái riêng. Nón Lai Châu của đồng bào Thái; nón Cao Bằng của đồng bào Tày sơn đỏ; nón Thanh Hoá có 16-20 vành; nón Ba ồn (Quảng Bình) mỏng nhẹ và giáng thanh thoát; nón Gò Găng (Bình ịnh); nón Huế nhẹ nhàng, thanh mỏng nhờ lót bằng lá mỏng; nón làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây) là loại nón bền đẹp vào loại nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

        - Giới thiệu chất liệu và cách làm nón:

           (Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léocủa các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vanh nón, vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vanh, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp.

           Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khô cho trắng được xếp tứng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để là lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền.

           -  Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gứi gắm trong chiếc non đó bao ước mơ, ý nguyện của mình, cho nên họ nồng trong lớp lá nón những hình ảnh cô thiếu nữ, những đó hoa, có khi có cả bài thơ nữa cho nên chiếc nón lá còn gọi là chiếc nón bài thơ là như vậy.

          -  Công đoạn làm nón cũng thật là công phu đòi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền

 

       Chiếc nón Việt Nam được làm ra để che mưa, che nắng. Nó là người bạn thuỷ chung của những con người lao động một nắng hai sương. Nhưng công dụng của nó không dừng lại ở đấy, nó đã trở thành một phần cuộc sống của người Việt Nam. Trên đường xa nắng gắt hay những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát cháy cổ, nón có thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thể thay chiếc chậu vục nước mà áp mặt vào đó cho giải bớt nhiệt.

  -Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái người Kinh với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của phụ nữ Việt Nam. Với khúc hát quan họ Bắc Ninh, chàng trai và cô gái hát đối giao duyên, cô gái bao giờ cũng cầm trên tay chiếc nón ba tầm, nó giúp cô giấu khuôn mặt ửng hồng của mình khi chàng trai hát những lời bóng gió xa xôi về mối tình của chàng, thảng hoặc khi cô muốn kín đáo ngắm khuôn mặt bạn tình của mình mà không muốn để cho chàng biết.

      Nón lá là vật dụng rất quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam. Một số nhà thơ ca, thi sĩ đã làm những câu thơ nói về vẻ đẹp của nón cũng như bày tỏ lòng tự hào của mình về nó. Một số người nói về nón Làng Chuông như sau:
Muốn ăn cơm trắng, cá mè
Muốn mua nón tốt thì về Làng Chuông
        Không chỉ như thế, nón lá còn là nhịp cầu nối cho đôi lứa đến với nhau. Những chàng trai thường ngỏ lời với các cô gái bằng những bài thơ nói về đặc sản quê mình, tiêu biểu là những bài thơ viết về người con gái Huế, chúng thường được khắc trên nón:
Những này thiếu nữ sông Hương
Da thơm là phấn , má hường là son
Tựu trường chân sát thon thon
Lao xao nón mới màu sơn sáng ngời
          Chiếc nón lá cùng với tà áo dài Việt Nam đã hoà huyện vào nhau hết sức độc đáo. Nó không chỉ thể hiện bản sắc dân tộc Việt Nam mà còn nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Vào những giờ tan trường, dọc trên con đường hay ven sông Hương, những cô gái mặc áo dài cùng chiếc nón lá bước đi dịu dàng trên phố khiến cho những người ngoại quốc phải trố mắt đến ngẩn ngơ. Nón làm đẹp cho tâm hồn Huế, làm đẹp cho bản sắc dân tộc Việt Nam và lòng tự hào về dân tộc Việt Nam
      Nón lá đi theo lời ru của mẹ vào giấc ngủ con thơ, đi theo bài thơ khúc hát vào lòng người viễn xứ. Nón là vật hữu tình lẫn vô hình của hàng ngàn năm bản sắc dân tộc. Ngày nay, trên đô thị đã thay những chiếc nón lá bằng những chiếc nón màu, hay những chiếc nón có kiểu cách giống người nước ngoài. Nhưng dù sao đi nữa
KB:

     Nón lá đi theo lời ru của mẹ vào giấc ngủ con thơ, đi theo bài thơ khúc hát vào lòng người viễn xứ. Nón là vật hữu tình lẫn vô hình của hàng ngàn năm bản sắc dân tộc. Ngày nay, trên đô thị đã thay những chiếc nón lá bằng những chiếc nón màu, hay những chiếc nón có kiểu cách giống người nước ngoài. Nhưng dù sao đi nữa, chiếc nón vẫn là một niềm tự hào đối với bạn bè năm châu của người Việt Nam.

Sưu tầm